Nội dung câu hỏi
Tôi được biết, hiện nay khi người dân mua ô tô cũ muốn chuyển vùng thì phải rút hồ sơ gốc tại cơ quan Công an nơi xe đăng ký cũ mang đến địa phương mới. Việc này gây nhiều phiền hà và tốn kém cho người dân nên khiến nhiều người ngại làm thủ tục sang tên đổi chủ. Đề nghị ngành Công an thực hiện quản lý hồ sơ qua mạng trực tuyến của ngành, giống như việc quản lý hồ sơ đăng kiểm của ngành Giao thông vận tải hiện đang áp dụng.
Nguyễn Minh Học (25/10/2017 15:32)
Trả lời
Hiện nay, cơ quan chức năng của Bộ Công an đang dự thảo Thông tư sửa đổi, bổ sung Thông tư số 15/2014/TT-BCA ngày 4/4/2014 của Bộ trưởng Bộ Công an quy định về đăng ký xe; Thông tư sửa đổi, bổ sung Thông tư số 37/2010/TT-BCA ngày 12/10/2010 của Bộ trưởng Bộ Công an quy định quy trình đăng ký xe. Bộ Công an sẽ nghiên cứu đề nghị trên để đưa vào Thông tư cho phù hợp với tình hình thực tiễn, phục vụ nhân dân tốt hơn.
admin.vn (25/10/2017 15:32)
|
Nội dung câu hỏi
Tôi có giấy phép lái xe mô tô từ năm 2007, do sơ xuất nên ảnh trên giấy phép bị mờ và đã mất hồ sơ gốc. Vậy xin hỏi tôi muốn đổi giấy phép lái xe thì cần những thủ tục gì?
Nguyễn Thế Hữu (25/10/2017 15:30)
Trả lời
Người trả lời: Test Test
Ngày trả lời: 04/06/2015
Trả lời:
Theo quy định tại Thông tư 46/2012/TT-BGTVT ngày 07/11/2012 của Bộ Giao thông vận tải quy định về đào tạo, sát hạch cấp Giấy phép lái xe thì người có Giấy phép lái xe bị hỏng hoặc mất được xét đổi lại theo quy định. Trường hợp của ông Giàng Seo De hiện còn Giấy phép lái xe và có tên trong Hồ sơ lưu trữ của cơ quan quản lý Giấy phép lái xe thì vẫn thực hiện đổi bình thường.
Thủ tục hồ sơ gồm:
1) Đơn đề nghị đổi, cấp lại giấy phép lái xe theo mẫu quy định tại phụ lục 29 Thông tư 46/2012/TT-BGTVT (đơn này được in tại nơi tiếp nhận và trả kết quả của Sở Giao thông vận tải, người đổi Giấy phép lái xe không phải viết).
2) Bản sao chụp Giấy phép lái xe, Chứng minh thư nhân dân.
Người có Giấy phép lái xe cần đổi phải đến trực tiếp đến làm thủ tục tại bộ phận một cửa của Sở Giao thông vận tải, khi đến làm thủ tục công dân phải xuất trình Giấy phép lái xe, chứng minh nhân dân bản gốc để đối chiếu.
admin.vn (25/10/2017 15:31)
|
Nội dung câu hỏi
Tôi xin hỏi vấn đề sau: Cơ quan, tổ chức, đơn vị có thẩm quyền trong trường hợp thôi việc do 2 năm liên tiếp không hoàn thành nhiệm vụ tại các điểm a, b, c khoản 2 Điều 4 Nghị định 46/2010/NĐ-CP có cùng một cấp không? Cán bộ, nhân viên công tác tại Liên minh Hợp tác xã tỉnh, không phải là công chức thì có thuộc đối tượng áp dụng Nghị định 46/2010/NĐ-CP không? Liên minh Hợp tác xã có thẩm quyền thông báo cho thôi việc, cho nghỉ hưu đối với cán bộ, viên chức ngạch chuyên viên chính và tương đương trở xuống thuộc Liên minh Hợp tác xã tỉnh không?
Trần Văn Phong (25/10/2017 15:29)
Trả lời
Khoản 2 Điều 4 Nghị định 46/2010/NĐ-CP quy định: "a) Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày có kết quả phân loại đánh giá công chức, cơ quan, tổ chức, đơn vị có thẩm quyền thông báo bằng văn bản đến công chức về việc giải quyết thôi việc, trừ trường hợp quy định tại khoản 4 Điều 59 Luật Cán bộ, công chức;
b) Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày có thông báo bằng văn bản, cơ quan, tổ chức, đơn vị có thẩm quyền ra quyết định thôi việc."
Theo quy định trên thì cơ quan, tổ chức, đơn vị thông báo giải quyết thôi việc và cơ quan, tổ chức, đơn vị ra quyết định thôi việc được thực hiện theo phân cấp quản lý.
Đối với đơn vị sự nghiệp công lập, tại điểm a, khoản 1, Điều 29 Luật Viên chức quy định về đơn phương chấm dứt hợp đồng làm việc như sau:
"1. Đơn vị sự nghiệp công lập được đơn phương chấm dứt hợp đồng làm việc đối với viên chức trong các trường hợp sau:
a) Viên chức có 2 năm liên tiếp bị phân loại đánh giá ở mức độ không hoàn thành nhiệm vụ".
Tuy nhiên, việc chấm dứt hợp đồng làm việc đối với viên chức có 2 năm liên tiếp bị phân loại đánh giá ở mức độ không hoàn thành nhiệm vụ đến nay chưa có văn bản hướng dẫn cụ thể, vì vậy để chấm dứt hợp đồng làm việc vẫn được thực hiện theo phân cấp quản lý. Khoản 2 Điều 4 Nghị định 46/2010/NĐ-CP không có điểm c như phần hỏi của ông Hoàng Văn Sóng.
Khoản 3 Điều 12 Nghị định 46/2010/NĐ-CP quy định, những người được Đảng, Nhà nước điều động, phân công và những người được tuyển dụng, bổ nhiệm theo chỉ tiêu biên chế được giao làm việc trong tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội - nghề nghiệp được áp dụng Nghị định này.
Theo quy định trên thì những người được tuyển dụng, bổ nhiệm theo chỉ tiêu biên chế được giao làm việc tại Liên minh Hợp tác xã tỉnh thuộc đối tượng áp dụng theo Nghị định 46/2010/NĐ-CP.
Điểm b khoản 2 Điều 19 Quyết định số 25/2008/QĐ-UBND ngày 31/10/2008 của UBND tỉnh Lạng Sơn ban hành Quy định về phân công phân cấp quản lý tổ chức bộ máy, biên chế và cán bộ, công chức, viên chức, quy định thẩm quyền của Giám đốc Sở Nội vụ: "Bổ nhiệm vào ngạch, xếp lương đối với cán bộ, viên chức tương đương ngạch chuyên viên trở xuống, nâng bậc lương, hưởng phụ cấp thâm niên vượt khung, điều động, cho thôi việc, cho nghỉ hưu đối với cán bộ, viên chức ngạch chuyên viên chính và tương đương trở xuống thuộc hội ở tỉnh".
Khoản 4 Điều 19 Quyết định số 25/2008/QĐ-UBND quy định thẩm quyền người đứng đầu hội ở tỉnh: "Bố trí, sắp xếp, sử dụng cán bộ, viên chức theo quy định; Nhận xét, đánh giá; thực hiện các chế độ, chính sách đối với cán bộ, viên chức; Thống kê, báo cáo tình hình quản lý, sử dụng cán bộ, viên chức; lập, quản lý và bổ sung hồ sơ cán bộ, viên chức theo hướng dẫn của cơ quan có thẩm quyền".
Như vậy, Giám đốc Sở Nội vụ có thẩm quyền thông báo và ra quyết định thôi việc đối với cán bộ, viên chức ngạch chuyên viên chính và tương đương trở xuống thuộc hội ở tỉnh. Tuy nhiên, việc thông báo cho thôi việc, nghỉ hưu có thể được Giám đốc Sở Nội vụ uỷ quyền cho người đứng đầu hội sau khi có văn bản đề nghị của hội về các trường hợp thôi việc, nghỉ hưu.
admin.vn (25/10/2017 15:29)
|
Nội dung câu hỏi
Tôi xin hỏi, chế độ nghỉ phép đối với cán bộ Công an nhân dân được tính như thế nào? Nếu không nghỉ hoặc nghỉ không hết phép có được thanh toán không? Cách thức thanh toán như thế nào?
Đỗ Trung (25/10/2017 15:27)
Trả lời
Chế độ nghỉ phép đối với cán bộ Công an nhân dân (CAND) được hướng dẫn tại Thông tư 07/2004/TT-BCA(X13) ngày 10/6/2004 của Bộ Công an, cụ thể: Cán bộ, chiến sĩ (trừ công nhân viên Công an, học viên các trường, chiến sĩ phục vụ có thời hạn có quy định riêng) có đủ thời gian làm việc 12 tháng, được nghỉ hàng năm là 15 ngày làm việc. Số ngày nghỉ hàng năm được tăng thêm theo thâm niên; cứ đủ 5 năm được nghỉ thêm 1 ngày, cụ thể như sau: Có đủ 5 năm đến dưới 10 năm được nghỉ thêm 1 ngày; Có đủ 10 năm đến dưới 15 năm được nghỉ thêm 2 ngày; Có đủ 15 năm đến dưới 20 năm được nghỉ thêm 3 ngày; Có đủ 20 năm đến dưới 25 năm được nghỉ thêm 4 ngày; Có đủ 25 năm đến dưới 30 năm được nghỉ thêm 5 ngày; Có đủ 30 năm đến dưới 35 năm được nghỉ thêm 6 ngày; Có đủ 35 năm trở lên được nghỉ thêm 7 ngày. Trong 1 năm làm việc, cán bộ, chiến sĩ có tổng thời gian nghỉ (cộng dồn) do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp trên 6 tháng hoặc nghỉ ốm đau, nghỉ không hưởng lương trên 3 tháng thì không được thực hiện chế độ nghỉ hàng năm của năm ấy.
Thông tư số 33/2012/TT-BCA ngày 11/6/2012 của Bộ Công an quy định về chế độ thanh toán tiền nghỉ phép hàng năm trong CAND như sau: Nếu do yêu cầu công tác, đơn vị không thể bố trí được thời gian cho cán bộ, chiến sĩ nghỉ phép hoặc bố trí không đủ số ngày được nghỉ phép và có quyết định bằng văn bản của Thủ trưởng đơn vị về việc trưng dụng cán bộ, chiến sĩ trong thời gian nghỉ phép thì cán bộ, chiến sĩ được thanh toán tiền bồi dưỡng cho những ngày không nghỉ phép. Mức tiền bồi dưỡng cho những ngày không nghỉ phép hàng năm được tính theo công thức: Tiền bồi dưỡng = (Mức lương cấp bậc hàm, ngạch bậc + Các khoản phụ cấp theo lương)/22 ngày x Số ngày không nghỉ hàng năm. Trường hợp cán bộ, chiến sĩ đã được đơn vị bố trí, sắp xếp thời gian cho nghỉ phép nhưng không có nhu cầu nghỉ phép hoặc tự nguyện không nghỉ phép thì không được chi trả tiền bồi dưỡng đối với những ngày chưa nghỉ phép hàng năm.
admin.vn (25/10/2017 15:27)
|